Kỹ thuật ngành in
Có từ lâu đời, ngành in ấn ngày nay đã là một ngành không thể thiếu trong đời sống. Không còn là ngành mới mẻ nhưng cũng không ngừng nỗ lực phát triển, để đưa ra những kỹ thuật in phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Luôn cải tiến, học hỏi, sáng tạo, phát triển các công nghệ in ấn hiện đại, kỹ thuật in tiên tiến và chất liệu giấy tốt nhất để phục vụ cho việc in, nhằm mang tới những sản phẩm có chất lượng tuyệt vời nhất, thỏa mãn mọi yêu cầu in ấn của khách hàng.
Hiện nay, trên thị trường phổ biến nhất là công nghệ in Offset và in nhanh kỹ thuật số hay còn gọi là in phun laser.
Cùng tìm hiểu kỹ thuật ngành in với 2 công nghệ in này với In Hồng Đăng trong bài viết này nhé!
1. KỸ THUẬT IN OFFSET
Là kỹ thuật các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm offset (tấm cao su) trước rồi ép từ tấm offset lên trên giấy. Kỹ thuật in offset tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in khi sử dụng kết hợp với in thạch bản.
➢ Ưu điểm:
- Bản in có tuổi thọ lâu hơn do không phải tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cần in.
- Có khả năng ứng dụng trên nhiều bề mặt: gỗ, kim loại, da, vải, giấy thô nhám.
- Chất lượng hình ảnh trên bản in cao, sắc nét.
- Chế tạo bản in dễ dàng.
➢ Nhược điểm
- Kỹ thuật in phức tạp, trải qua nhiều công đoạn
- Không thích hợp cho việc in ấn với số lượng nhỏ vì chi phí, giá thành sẽ cao.
➢ Lợi ích khi sử dụng kỹ thuật in offset
- Quá trình in ấn diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.
- In ấn số lượng lớn, tiết kiệm chi phí in ấn.
- Bản in không bị nhờ mực, nhờ hình, mất chữ hay mất nét.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo tính chính xác.
➢ Quy trình in offset
+ Thiết kế chế bản: tạo ra bản thiết kế ấn phẩm muốn in với những thông tin cần thiết như: tên, địa chỉ, số điện thoại, email…và những hình ảnh theo yêu cầu. Sắp xếp, chỉnh sửa bố cục sao cho hợp lý, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
Output Film: hệ màu trong in offset là CMYK: Cyan (xanh nhạt) – Magenta (hồng) – Yellow (vàng) – Black (đen). Màu trong bản in sẽ được pha từ 4 màu chính đó.
Phơi bản kẽm: sau khi out film, những tấm phim sẽ được đem phơi từng tấm lên bản kẽm.
In Offset: tiến hành in từng màu một, in tuần tự cho đến khi in hết 4 màu sẽ cho ra bản in hoàn chỉnh.
Gia công sau in: tùy vào từng loại ấn phẩm mà sẽ có hình thức gia công riêng. Có thể lựa chọn một hoặc các hình thức gia công sau: cán bóng, cán mờ, xén…
2. IN KỸ THUẬT SỐ (IN LASER)
- Là kỹ thuật dùng máy in phun và máy in laser để in trực tiếp các hình ảnh.
➢ Ưu điểm
Có khả năng biến đổi dữ liệu in: hình ảnh, ngôn ngữ, nội dung cho từng bản in trong một lần in, khi máy đang in.
Có thể in ấn với đa dạng kích thước: từ vài centimet đến gần 5m.
In trên nhiều chất liệu: gỗ, vải, màng mỏng..
In nhanh, tiết kiệm thời gian.
Tiết kiệm chi phí vì không cần dùng khuôn in, bản in.
➢ Nhược điểm
- Chỉ in nhanh với số lượng nhỏ.
- Mắc sắc không được rõ như in offset
- Chất lượng hình ảnh không sắc nét bằng in offset.
- Không in được trên một số chất liệu.
➢ Quy trình in kỹ thuật số
Chuẩn bị File in, đưa file vào đầu nhận của máy in.
Chuẩn bị vật liệu, mực in và lắp vào máy.
Kiểm tra máy in.
Tiến hành in ấn tự động.
Đưa thành phẩm ra sấy khô, hoặc để khô tự nhiên.
Gia công và đóng gói.
Kỹ thuật ngành in tuy đơn giản mà lại phức tạp. Để có thể hiểu rõ hơn về quy trình in ấn, hãy liên hệ với in Hồng Đăng. Chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của quý khách, và hơn nữa, khách hàng có thể tham quan xưởng sản xuất, cũng như quy trình in ấn trực tiếp tại xưởng.
Ngoài những kỹ thuật trên, trong kỹ thuật ngành in còn có rất nhiều quy cách in, quy cách gia công:
- Kỹ thuật chặt góc
- Kỹ thuật ép kim
- Kỹ thuật bế nổi
- Kỹ thuật bế demi
- Kỹ thuật bế theo thiết kế
- Kỹ thuật phủ UV định hình
- Kỹ thuật đục lỗ
- Kỹ thuật đóng lò xo
- Kỹ thuật đóng kim
- Kỹ thuật dán keo đầu
- Kỹ thuật cấn răng cưa
- Đóng số nhảy
- Decal giấy và decal nhựa
- Cửa sổ kính
- Băng keo 2 mặt
- Đường cấn.