Nguồn gốc phong bao lì xì đỏ ngày Tết Âm lịch
Danh mục bài viết
Vào dịp Tết Nguyên đán, người ta thường trao nhau lì xì đỏ (hồng bao) kèm theo những lời chúc tốt đẹp tới gia đình, bạn bè và đặc biệt trẻ nhỏ.
Trong văn hóa Trung Quốc cũng như nhiều nước châu Á khác, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Đó cũng là lý do, màu này thường được chọn để làm hồng bao.
Phong tục tặng lì xì đỏ xuất hiện trong một số câu chuyện dân gian về năm mới của Trung Quốc. Theo truyền thuyết, vào đêm giao thừa, một con quỷ tên "Sui" thường đến quấy nhiễu những đứa trẻ khi chúng ngủ. Cha mẹ tìm mọi cách để con cái của họ thức suốt đêm.
Một em bé được bố mẹ cho 8 đồng xu để chơi và tỉnh táo. Tuy nhiên, chỉ một lúc sau, đứa trẻ không thể mở mắt, gục xuống gối cùng những đồng xu. Con quỷ xuất hiện, song không thể chạm vào người đứa trẻ. Những đồng xu, thực chất là Tám vị thần bất tử ngụy trang, đã tạo ra một luồng ánh sáng mạnh mẽ xua đuổi tà ma. Ngày nay, phong bì, tượng trưng cho những đồng xu, đôi khi được gọi là "tiền đàn áp Sui".
Số tiền trong phong bì bao gồm số 8 được cho rằng sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng
Tuy nhiên, khoản tiền bao gồm số 8 được cho rằng sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng. Người dân Trung Quốc hạn chế số "4" vì trong tiếng Trung, con số này được phát âm giống từ chết.
Ban đầu, lì xì được dành cho riêng trẻ nhỏ. Ngày nay, người ta tặng hồng bao cho bạn bè, gia đình, đồng nghiệp. Với mỗi mối quan hệ, số tiền bên trong lì xì lại khác biệt.
Có nhiều quy tắc và phong tục trong việc trao tặng lì xì. Một ví dụ điển hình là chỉ được đút những tờ tiền mới và đẹp vào đó. Do vậy, mỗi dịp năm mới, người ta xếp hàng dài ở ngân hàng để đổi tiền rách, cũ.
Quy tắc nhận lì xì cũng cần được tuân thủ chính xác.
1. Tiền lì xì cho con cái, cháu chắt nên đều nhau
Trẻ con thường sẽ túm tụm lại với nhau để cùng mở lì xì, nếu trẻ thấy mình được lì xì ít hơn so với các anh em trong gia đình hay trong họ hàng, chúng ta đã vô tình làm con trẻ bị tổn thương và tiêu cực hơn nữa là tạo nên sự đố kị, ganh ghét giữa chúng.
Trong khi đó, chúng ta luôn luôn mong muốn anh em trong nhà phải thuận hoà với nhau phải không nào?
Phân biệt đối xử là điều rất không nên làm, đặc biệt là đối với trẻ con.
2. Không nên "vượt mặt" người lớn trong nhà khi lì xì cho con trẻ
Nếu bạn và các bậc cha chú trong gia đình, dòng họ cùng nhau lì xì cho con cái, cháu chắt, thì số tiền lì xì của bạn nên ít hơn so với bậc trưởng bối.
Đây được xem là một hành động thể hiện sự lễ phép, kính trên nhường dưới. Dù điều kiện kinh tế của bạn có khá hơn họ thì cũng nên thực hiện theo nguyên tắc này để gìn giữ sự khéo léo, tinh tế trong cách ứng xử.
3. Mệnh giá của tiền mừng tuổi cũng rất quan trọng
Thực tế, "chất lượng" của tờ tiền mừng tuổi lại quan trọng hơn so với số lượng.
Theo quan niệm của các nhà phong thủy phương Đông, chúng ta nên lựa chọn những tờ tiền có mệnh giá hoặc tổng mệnh giá cộng lại xuất hiện chữ số 2, 4 hoặc 6 để lì xì người khác. Bởi những số chẵn này được xem là các con số đem lại sự may mắn.
Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh mừng tuổi người khác số tiền có tổng mệnh giá cộng lại là đầu 4 hoặc đầu 7. Vì đây được xem là hai con số kiêng kỵ và không đem lại sự cát tường.
4. Nên dùng tiền mới để mừng tuổi người khác
Dùng tiền mới để mừng tuổi không những phù hợp với hoàn cảnh là đón những ngày đầu năm mới, hợp thẩm mĩ mà còn tạo cho người nhận cảm giác mới mẻ và vui vẻ.
5. Không sử dụng bao lì xì của năm cũ
Việc sử dụng những chiếc bao lì xì không còn được mới, đặc biệt là còn in số năm và con giáp tượng trưng của những năm trước thực sự sẽ gây cho cả người tặng và người nhận rơi vào tình cảnh lúng túng.
Vì vậy, đừng tiếc 1 chút tiền để sắm cho mình những phong bao lì xì mới tinh, chúng sẽ đem lại niềm hân hoan cho người khác cũng như là chính bản thân mình trong dịp Tết đến xuân về đấy.
6. Không nên mở phong bao lì xì trước mặt người tặng
Trong văn hóa Á Đông, mở bất cứ món quà nào trước mặt người tặng cũng được coi là thiếu lịch sự. Tương tự như vậy, bạn nên dặn trẻ không nên mở ngay phong bao lì xì trước mặt người tặng. Đồng thời, trẻ em cần có thái độ trân trọng, mừng rỡ biết nói lời cảm ơn và chúc Tết người lì xì mình.
7. Khi mừng tuổi cho ông bà
Đối với ông bà, cha mẹ, chúng ta gọi là mừng tuổi (không thể gọi là lì xì); khi đưa phong bao mừng tuổi nên thể hiện tấm lòng thành kính, hiếu thảo, trân trọng; tiền ít nhiều không quan trọng, còn tùy vào hoàn cảnh nhưng cái chính vẫn là tình cảm và thái độ của của chúng ta đối với ông bà, cha mẹ.
8. Không đưa trực tiếp tiền mặt cho người nhận mà nên lồng vào bao lì xì
Lì xì Tết là một nét đẹp văn hóa, vì vậy, việc trao và nhận lì xì cũng cần được thực hiện đúng tinh thần vốn có của nó để có thể gìn giữ và giúp phong tục lì xì Tết thêm phần ý nghĩa. Không nên đưa trực tiếp tiền mừng tuổi cho nhau mà nên xếp gọn gàng trong những phong bì đỏ thắm - màu sắc tượng trưng cho sự may mắn.
Việc này cũng thể hiện sự tế nhị trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt khi không muốn người nhận được lì xì so bì về sự ít nhiều của số tiền tượng trưng mà dẫn đến những điều không vui trong ngày Tết.
Trong thế kỷ 21, người ta sử dụng những chiếc phong bì số thay vì giấy truyền thống. Những gói lì xì ảo được chuyển trực tiếp tới tài khoản bạn bè chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại thông minh hay máy tính. Thậm chí, người ta có thể gửi hồng bao tới những nghệ sĩ mình yêu thích.
LIÊN HỆ THIẾT KẾ & IN BAO LÌ XÌ
Hotline/Zalo: 0983 837 989
Email: baogia@inhongdang.vn