Khám phá phân loại Brochure trong thiết kế in ấn
Danh mục bài viết
Các mẫu Brochure có thể được xem như là các bản tóm tắt thông tin về các hoạt động cũng như định hướng phát triển của một doanh nghiệp. Bởi vậy nó không thể thiếu được trong các dịp quan trọng của doanh nghiệp như: khi ra mắt sản phẩm mới, dịch vụ mới, các chương trình bán hàng tri ân khách hàng… Đồng thời thông qua Brochure, các khách hàng tiềm năng có thể đánh giá sơ bộ về doanh nghiệp và xem xét đưa ra quyết định hợp tác hay sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp hay không. Để chọn được loại brochure phù hợp với mục đích truyền thông của doanh nghiệp, nhà thiết kế cần tìm hiểu cách phân loại brochure.
Cách phân loại Brochure như thế nào?
Phân loại Brochure như thế nào? – câu trả lời không phải ai cũng biết !
Brochure tạm dịch theo tiếng Việt có nghĩa là tờ gấp quảng cáo (hay cuốn sách quảng cáo) chứa đựng các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, hình ảnh hay dịch vụ của doanh nghiệp muốn thông báo đến khách hàng của mình. Hiện nay các thiết kế brochure được phân loại theo nhiều cách, dưới đây là một số cách giúp phân loại Brochure:
Cách chung nhất để phân loại Brochure đó là căn cứ vào số lượng tờ của brochure thành phẩm. Theo đó có hai loại Brochure là Brochure dạng cuốn và Brochure dạng tờ. Brochure dạng cuốn có thể hình dung chúng như những cuốn catalogue mang nhiều hình ảnh, thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp. Còn Brochure dạng tờ lại được chia thành các loại chi tiết hơn, đó là:
Các loại Brochure được chia theo công dụng của nó như sau:
- Thiết kế Brochure du lịch
- Brochure PR cho Spa, Salon
- Mẫu Brochure bất động sản
- In Brochure dạng menu, tờ rơi nhà hàng
- Làm brochure nghệ thuật, Brochure về thời trang …
- Làm brochure về thực phẩm
.......................................................
Tất cả những loại Brochure này đều mang ý nghĩa quảng bá cho lĩnh vực gắn với nó. Khách hàng dễ dàng quan sát thấy các Brochure này ở mọi nơi xung quanh mình.
Phân loại Brochure theo cách gấp:
Phân loại theo cách này các Brochure trở nên rất phong phú, dưới đây là các cách gấp Brochure thông dụng nhất:
1. Tờ gấp cổng (Gate fold)
Gồm có 3 mặt, 2 mặt bên gấp lại và gặp nhau ở chính giữa giống như 2 cánh cửa đóng lại nên gọi là tờ gấp cổng. Kích thước phổ biến của dạng brochure này là 21.59 x 27.94 cm; 21.59 x 35.56 cm chiều rộng khi gập lại là 13.97 cm và 17.78 cm.
2. Tờ gấp Z (z-fold)
Tờ gấp Z Còn được gọi là tờ gấp hình quạt hay zig zag. Được tạo thành bằng cách gấp tờ giấy 2 lần theo hình chữ Z. Kích thươc phổ biến của loại tờ gấp này là 21.59 x 27.94 cm; 21.59 x 35.56 cm; 27.94 x 43.18 cm; 27.94 x 64.77 cm.
3. Tờ gấp 3 (Trifold Brochure)
Gồm 3 phần được gấp chồng lên nhau như dạng gấp thư. Tờ gấp 3 có kích thước thông dụng là 21.59 x 27.94 cm. Tuy nhiên bạn có thể đặt thiết kế theo kích thước riêng để phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
4. Tờ gấp 2 ( bi-fold brochure)
Tờ giấy được gập trực tiếp làm đôi, còn được gọi là tờ gấp một nửa. Đây là loại brochure phổ biến và sử dụng nhiều nhất. Kích thước tiêu chuẩn cho một tai liệu gấp 2 là 21.59 x 27.94 cm.
5. Tờ gấp cổng đôi (double gate fold)
2 bên của tài liệu sẽ được gập vao, sau đó trang được gấp đôi lại một lần nữa. Hình thức nay giúp bạn có thể trình bày nội dụng trên một khổ giấy rộng với kích thước chuẩn là 21.59 x 27.94 cm; 21.59 x 35.56 cm; 27.94 x 43.18.
6. Tờ gấp đôi song song
Gấp đôi song song là một dạng brochure mà giấy được gấp đôi ngay xuống giữa, gấp lại, tạo thành hai nếp gấp song song đi cùng chiều. Với kiểu gấp này bạn sẽ có 8 mặt để trình bày thông tin sản phẩm.
7. Tờ gấp kiểu pháp
Tờ giấy sẽ được gập đôi lại sau đó tiếp tục gập đôi theo chiều còn lại của tài liệu. Dạng gập này sẽ giảm kích thước cả 2 chiều của brochure.
8. Tờ gấp Accordion
Các nếp gấp của tài liệu tạo thành giống như đàn accordion.
9. Tờ gấp cuộn
Gấp cuộn được gấp ba lần từ phải sang trái. Mỗi bảng điều khiển được hướng để gấp về phía bên trái.
Việc lựa chọn cấu trúc brochure phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, dịch vụ mà bạn muốn trình bày. Nếu bạn có nhiều sản phẩm nên chọn các dạng có nhiều mặt và ngược lại.