Tìm hiểu các công đoạn gia công sau in thường gặp trong in ấn

Sau khi in ấn sản phẩm catalogue, tờ rơi, brochure, túi giấy, hộp giấy bao bì … ngoài thiết kế đẹp, in màu chuẩn, hình ảnh sắc nét thì còn phải trải qua một số công đoạn gia công sau in để hoàn thiện sản phẩm. Gia công sau in tuy là bước cuối cùng trong sản xuất in ấn nhưng lại quyết định rất nhiều đến tính thẩm mỹ của thành phẩm. Do đó để sản phẩm hoàn thiện hơn và bắt mắt hơn, các nhà sản xuất rất chú trọng đến công đoạn này.

Với sự phát triển của ngành in ấn hiện nay, chúng ta có rất nhiều phương pháp gia công sau in, tạo nên đa dạng các loại thành phẩm, đáp ứng các nhu cầu khắt khe của khách hàng. Để tìm hiểu rõ hơn về các kỹ thuật gia công sau in nổi bật chúng ta thường gặp hãy cùng In Hồng Đăng tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Các kỹ thuật gia công sau in phổ biến 

1. Kỹ thuật cắt xén thành phẩm

Nhằm giúp sản phẩm trở về đúng kích thước thành phẩm hoặc tách rời nhiều sản phẩm trên một tờ in. Hầu hết các sản phẩm khi in xong đều phải trải qua công đoạn này, thiết bị sử dụng là máy cắt 1 mặt. Đối với các sản phẩm là catalogue người ta thường sử dụng máy cắt 3 mặt. Sản phẩm trong quá trình thiết kế cần tính đến khoảng chừa xén thích hợp để sau cắt xén và thông thường là 3-5mm.

2. Kỹ thuật cán màng

Kỹ thuật cán màng là một trong những kỹ thuật gia công được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất. Kỹ thuật này sử dụng một lớp màng nhựa mỏng cán trên bề mặt sản phẩm nhằm bảo vệ thành phẩm không bị trầy xước, độ bền màu mực in cao, chống ẩm,….. Từ đó, tăng tính thẩm mỹ cho mỗi ấn ph��m.

Kỹ thuật cán màng gồm hai kỹ thuật cán chính, đó là:

 

+ Cán màng bóng: kỹ thuật cán này sử dụng nhựa polymer có độ trong và bóng, sau đó cán nhiệt để liên kết với bề mặt sản phẩm. Sản phẩm cán màng bóng thường sẽ sáng và cứng cáp.

+ Cán màng mờ: khác với cán màng bóng, cán màng mờ phủ lên bề mặt sản phẩm một lớp màng nhựa không quá sáng bóng. Sản phẩm cán mờ thường sẽ có màu sắc trầm, tạo cảm giác sang trọng hơn khi sử dụng.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy giữa một sản phẩm được cán màng và một sản phẩm không có cán màng, chắc chắn sản phẩm được nhiều lựa chọn sử dụng nhất là sản phẩm có cán màng , nó sẽ thu hút ánh nhìn khách hàng nhanh hơn, dễ dàng ảnh hưởng tới tính thẩm mĩ ở trí óc của khách hàng, tạo cho khách hàng một thiện cảm tốt và muốn sở hữu.

Ngoài ra, các dòng máy cán màng chuyên nghiệp hiện nay cũng khá đa dạng với nhiều tính năng nổi bật như: máy cán màng nhiệt, máy cán màng nước, máy cán màng nguội,….

3. Kỹ thuật cán gân

Tờ in khi đi qua máy cán gân, bộ phận chính là 2 trục kim loại, một trục có tạo vân trên bề mặt sẽ ép lên bề mặt tờ in, làm biến dạng & tạo ra các hoa văn. Người ta có thể kết hợp cán màng và cán gân để giúp tạo ra được hiệu ứng đặc biệt cho sản phẩm. Kỹ thuật này thường thấy sử dụng khi in ấn catalogue, bìa sách hoặc thiệp mừng.

4. Kỹ thuật tráng phủ

Tráng phủ cũng là một trong những kỹ thuật gia công in ấn khá phổ biến. Kỹ thuật tráng lên bề mặt tờ giấy một lớp hóa chất để tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Hiện tại, có hai dạng kỹ thuật tráng phủ chính:

Lớp màng mực UV, dưới tác động của yếu tố ánh sáng các thành phẩm sẽ bị tác động, trở nên thu hút mắt nhìn hơn.

+ Tráng phủ lắc: thường sử dụng trên các loại máy offset thông thường với loại mực lắc trong.

+ Tráng phủ UV: kỹ thuật này dùng vecni UV với các loại máy tráng phủ UV. Trong đó, phủ UV được chia thành hai kiểu: phủ UV toàn phần và phủ UV từng phần (chỉ phủ những phần thông tin cần thiết).

5. Kỹ thuật ép kim (ép nhũ)

Ép kim là hình thức trang trí bề mặt của sản phẩm in bằng cách dán ép lên bề mặt của tờ in những hình ảnh, chữ bằng nhũ vàng, bạc hoặc các màu sắc khác.

Người ta sử dụng khuôn in đã được gia nhiệt (phần tử in nằm trên mặt phẳng cao hơn các phần tử không in) để có thể ép mạnh tờ nhũ vào tờ in. Nhờ nhiệt độ và áp lực nhũ được ép dán vào giấy ở những chỗ khuôn in lồi lên.

6. Kỹ thuật dập chìm, dập nổi

Kỹ thuật dập chìm, dập nổi là kỹ thuật gia công giúp tạo nên các hình ảnh nổi, chìm trên bề mặt sản phẩm thông qua hệ thống khuôn âm dương. Kỹ thuật gia công này chủ yếu được ứng dụng cho các sản phẩm như hộp giấy, name card,….

Hai kỹ thuật dập này được sử dụng với nhiều thể loại các ấn phẩm sở hữu tính thẩm mỹ nhiều, đòi hỏi sự độc đáo và nổi bật.

7. Kỹ thuật cấn bế

Các sản phẩm khi có hình dạng phức tạp thì sẽ không thể cắt rời bằng máy cắt mà phải dùng đến phương pháp cấn bế, ngoài ra nó cũng giúp tạo ra các vạch gấp trên sản phẩm (vd: hộp giấy, bao thư, folder…).

8. Kỹ thuật đục lỗ

Đục lỗ là kỹ thuật gia công đơn giản nhưng không thể thiếu trong quy trình sản xuất túi giấy.

Chúng ta có thể nhận thấy xung quanh có rất nhiều các sản phẩm có đục lỗ ví dụ như: túi giấy, thẻ treo các tài liệu trong bìa còng, thiệp, tag … Đây là công đoạn gia công đơn giản nhưng lại rất cần thiết cho một số sản phẩm nhất định.

9. Kỹ thuật dán cửa sổ:

Thường được dùng trong in ấn bao bì giấy, in bao thư,… Sản phẩm sẽ được bế thủng một ô cửa sổ, sau đó áp vào đó một lớp màng nhựa trong suốt, mục đích là để người dùng có thể quan sát được sản phẩm bên trong. Việc dán cửa sổ còn có thể được thực hiện thủ công hoặc được dán bằng máy tự động.

10. Kỹ thuật cắt bế gân, bế răng cưa

Kỹ thuật bế gân, bế răng cưa thường sử dụng cho các sản phẩm có hình dạng phức tạp, không thể thực hiện cắt bằng máy. Các sản phẩm ứng dụng kỹ thuật cắt bế chủ yếu là bao thư, giấy,…. Trong khi đó, bế răng cưa lại thích hợp với các sản phẩm hóa đơn, biên lai. vé xe, voucher khuyến mãi, phiếu giảm giá, tem nhãn….

11. Kỹ thuật gấp và dán thành phẩm

Sau khi thực hiện in thành phẩm, có những loại giấy đay phải tạo vết gấp trước khi gấp bằng tay. Sau đó, tiến hành dán sản phẩm tùy theo mẫu của từng sản phẩm.

Dán hộp: số lượng ít thì làm thủ công, số lượng nhiều thì dùng máy dán hộp tự động

12. Kỹ thuật đóng gim

Đây là quy cách được thường xuyên sử dụng nhất trong lĩnh vực in ấn. Bấm hai hoặc ba ghim giữa cuốn Catalogue để cố định bản in, bấm ghim biên để đóng sách,…

13. Kỹ thuật đóng số nhảy

Phương pháp này thường được dùng trong in ấn các loại biên lai, hóa đơn, phiếu bảo hành, khuyến mãi,…. Loại dấu nhảy số tự động được thiết kế khá khó nên rất cần sự khéo léo, tỉ mỉ để phù hợp với việc đóng số đơn hàng, hồ sơ không gặp trục trặc, sai sót. Hơn nữa, nếu như khách hàng muốn đóng dấu cho cả ngàn, chục ngàn hồ sơ thì việc đóng dấu số nhảy bằng tay là không khả thi vì chúng tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức mà chất lượng lại không đảm bảo 100%.

14. Kỹ thuật đóng cuốn:

Đây là công đoạn tập hợp các tay sách lại thành ruột sách, nếu số lượng ít thì dùng tay, nhiều thì sẽ dùng máy.

Lời kết

Qua những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn gia công sau in là gì và các kỹ thuật gia công sau in phổ biến hiện nay. In HĐ hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu và lựa chọn kỹ thuật gia công phù hợp nhất.



IN HỒNG ĐĂNG CAM KẾT

Đem đến cho khách hàng những sản phẩm in ấn chất lượng cao đáp ứng thời gian nhanh nhất với giá in luôn hợp lý và ổn định. Chúng tôi gây dựng uy tín và tạo dựng niềm tin cho khách hàng từ chính chất lượng và dịch vụ tối ưu, có những chính sách tốt nhất dành cho khách hàng thân thiết. Liên hệ ngay với chúng tôi

  • Trụ sở tại Hà Nội:

    SH37 Tầng 4 CT1A - Iris Garden 30 Trần Hữu Dực - Cầu Diễn - N.Từ Liêm - Hà Nội
  • Đặt hàng nhanh: 0983 837 989

Báo giá nhanh trong 30'

Đính kèm file
zalo
Trò chuyện qua zalo
Tải hồ sơ năng lực
Yêu cầu tư vấn
Yêu cầu tư vấn