Tái định vị thương hiệu là gì? 3 thời điểm phù hợp để tái định vị thương hiệu
Danh mục bài viết
Tái định vị thương hiệu là một trong những hoạt động cần thiết để “làm mới” thương hiệu, giữ vững thương hiệu trong lòng khách hàng, đối tác. Tái định vị giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường và tạo cho mình một vị thế mới có tầm ảnh hưởng sâu rộng thông qua đánh giá khách quan của khách hàng. Người ta thường nhắc đến tái định vị thương hiệu như một công cụ hay nói đúng hơn là con đường buộc phải đi để đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định.
Thực tế đã chứng minh, cũng giống như sự tiến hóa của con người (là cơ thể sống luôn phát triển và thích nghi), các doanh nghiệp thành công luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc làm mới mình. Thông thường, chu kỳ “vòng đời” của thương hiệu sẽ diễn ra như sau:
-
Thị trường tạm thời ổn định, các đối thủ cạnh tranh chấp nhận các đặc tính của nhau.
-
Thị trường thay đổi rõ rệt, doanh nghiệp phải phản ứng với thay đổi bằng khả năng sáng tạo.
-
Doanh nghiệp thay đổi tư duy, đổi mới sản phẩm, cản tiến quy trình.
-
Sự thay đổi cho phép doanh nghiệp linh hoạt thích ứng với thị trường và mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh (USP)
-
Doanh nghiệp tái định vụ hoàn toàn, bắt đầu thích nghi với định vị thương hiệu mới.
Để trở thành một thương hiệu được nhiều khách hàng tin tưởng, doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển từ thất bại đến thăng hoa. Trong mỗi giai đoạn, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược marketing khác nhau để khẳng định vị trí của mình trên thị trường và đặt ra mục tiêu để thương hiệu hướng đến.
Nhiều doanh nghiệp phát triển lâu năm trong ngành, đã có khoảng thời gian thương hiệu là tượng đài phát triển, thế nhưng sẽ có những giai đoạn mà bỗng dưng bị chựng lại, thậm chí là bị khách hàng lãng quên. Đứng trước tình hình đó, nhiều thương hiệu đã chọn tái định vị thương hiệu để làm mới mình trong mắt khách hàng, điển hình có thể kể đến một số thương hiệu lâu đời đã thực hiện thành công chiến dịch tái định vị thương hiệu như: Viettel, Bitis’s, Big C (Siêu thị Go),… Vậy tái định vị thương hiệu là gì? Tại sao doanh nghiệp phải tái định vị thương hiệu? Cùng In Hồng Đăng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Thương hiệu (Brand) là gì? Loại hình thương hiệu phổ biến nhất hiện nay
Tái định vị thương hiệu là gì?
Tái định vị thương hiệu là công việc làm mới hình ảnh của thương hiệu, tạo một sức sống mới cho thương hiệu nhằm đáp ứng được sự thay đổi của thị trường cũng như của người tiêu dùng hay một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Tái định vị thương hiệu mang mục đích cuối cùng là thay đổi suy nghĩ của khách hang về thương hiệu. Điều này liên quan đến việc thay đổi lời hứa, tính cách tổng thể của thương hiệu trên thị trường và hình ảnh nhận diện thương hiệu. Vì thế, một tên gọi khác của việc tái định vị thương hiệu là thay đổi thương hiệu mang tính chiến lược. Nếu việc tái định vị thương hiệu được thực hiện thành công, nhận thức của khách hang được đổi mới – thương hiệu của bạn sẽ cạnh tranh hiệu quả hơn thong qua sự khác biệt trên thị trường.
Tái định vị thương hiệu của các doanh nghiệp lớn qua các năm
Ngoài ra, hãy nhớ rằng việc tái định vị đòi hỏi nhiều nỗ lực cùng một chiến lược đổi mới bàn bản. Vậy làm sao để nhận biết thời điểm thích hợp để tái định vị thương hiệu?
Thời điểm thích hợp để doanh nghiệp tái định vị thương hiệu?
Nhiều nghiên cứu cho rằng, một doanh nghiệp dù phát triển mạnh mẽ đến mấy thì chỉ từ 5 – 10 năm thì cần phải tái định vị một lần. Nếu thương hiệu của bạn đang gặp những điểm sau, đã đến lúc cần cân nhắc đến quá trình này:
1. Khi tổ chức có những thay đổi từ bên trong
Bất kỳ sự thay đổi nào diễn ra bên trong tổ chức đều ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn. Sự thay đổi đó có thể là:
- Sứ mệnh – tầm nhìn – giá trị của doanh nghiệp thay đổi
Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp là yếu tố định hướng, chi phối mọi quyết định của doanh nghiệp, bao gồm cả các quyết định về thương hiệu. Chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing gắn liền với sứ mệnh, giá trị của doanh nghiệp. Nếu sứ mệnh thay đổi thương hiệu cũng nên được đánh giá thay đổi, làm mới để phù hợp. Doanh nghiệp cần thực hiện tái định vị để thông báo cho khách hàng, đối tác về những định hướng hoạt động của mình trong tương lai.
- Hình ảnh thương hiệu lỗi thời, không còn phù hợp
Đây là một trong những lý do phổ biến nhất để một doanh nghiệp đưa ra quyết định tái nhận diện thương hiệu. Xu hướng thiết kế, thị hiếu người dùng thay đổi nhanh chóng. Thương hiệu của bạn có hình ảnh xấu, tiêu cực, khó hiểu hoặc gây hiểu lầm. Thương hiệu của bạn thiếu sức sống. Nó được coi là “già” hoặc “lỗi thời.”
- Kinh doanh đình chệ, không hiệu quả
Một trong những lý do rõ ràng nhất để xem xét việc tái định vị thương hiệu của bạn là nếu doanh số bán hàng của bạn đang có xu hướng giảm. Lúc này, bạn sẽ muốn thực hiện những thay đổi để cải thiện vấn đề và vực dậy hiệu suất bán hàng của công ty.
- Gặp khủng hoảng truyền thông thương hiệu
Việc tái định vị có thể giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng truyền thống khi thương hiệu đang bị scandal, giảm thị phần, giúp khắc phục ý kiến tiêu cực về thương hiệu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt "nhãn hiệu" và "thương hiệu" những điều bạn cần biết!
2. Tái định vị để thích ứng trong thời kỳ suy thoái
Đại dịch covid -19 là một ví dụ về thời kỳ suy thoái điển hình. Hàng loạt thương hiệu đã chứng kiến khủng hoảng nặng chưa từng thấy, buộc họ phải suy nghĩ lại toàn bộ chiến lược từ thông điệp, thiết kế thậm chí cả mục đích để tồn tại của họ. Các thương hiệu thông minh nhận ra rằng đây không phải là lúc cố chấp giữ lấy định hướng thương hiệu cũ. Thay vào đó, họ nhanh nhạy thích nghi với thị trường bằng những thông điệp nhân văn, phù hợp hơn với thời đại. Khi việc tự đổi mới kéo theo yêu cầu tái định vị thương hiệu
Trong những năm gần đây, nhiều công ty đã định vị lại các sản phẩm để thân thiện hơn với môi trường nhằm thể hiện cam kết của công ty trong việc giữ gìn môi trường. Những người khác đã điều chỉnh các thông điệp về sự cho đi hoặc trách nhiệm xã hội và đã thành lập các quỹ từ thiện hoặc các dự án dịch vụ. Các công ty thay đổi thành công thông điệp của họ có thể tạo ra một bản sắc cập nhật, gắn kết và cộng hưởng với thị trường hiện tại.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thiết kế bao bì sản phẩm: Bài học từ các thương hiệu nổi tiếng
3. Tái định vị thương hiệu là yêu cầu tất yếu để tồn tại trong dài hạn
Rất ít doanh nghiệp tồn tại được mà không thích nghi và tự đổi mới. Trong lúc hoạt động kinh doanh có vẻ rất suôn sẻ, những tác nhân bên ngoài vẫn đang thay đổi theo cách bạn không kiểm soát được.
Chẳng hạn, đối tượng khán giả mục tiêu của bạn có thể đang thay đổi. Có lẽ theo truyền thống, bạn đang nhắm mục tiêu đến một nhóm tuổi nhất đinh, nhưng tương lai họ sẽ trưởng thành và bỏ bạn lại phía sau. Hoặc có thể lối sống của khách hang đã thay đổi theo xu hướng văn hóa.
Cần làm doanh nghiệp của bạn nổi trội hơn so với những đối thủ trong ngành khác
Nếu đối thủ của bạn đang chiếm được thị phần áp đảo trên thị trường, đôi khi bạn cũng cần phải xác định và nghiên cứu trong việc tái định vị thương hiệu. Việc cạnh tranh trên thị trường là điều chắc chắn không thể tránh khỏi. Khi đối thủ cạnh tranh đột ngột tung ra những cải tiến mới làm bạn mất dần các khách hàng trung thành, có lẽ bạn nên suy nghĩ đến việc thêm một sản phẩm hoàn toàn mới với tiềm năng lới hơn. Lúc này lời hứa thương hiệu và các sản phẩm không thể bị lệch hướng. Đó là lúc bạn cần tái định vị thương hiệu.
Đối với mỗi ngành hàng và nhu cầu của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau, do đó, thời điểm để tái định vị cũng sẽ không giống nhau. Tuy vậy, thời điểm làm mới thương hiệu cần được cân nhắc kỹ càng trên nhiều yếu tố như khả năng tài chính, thời gian, mục tiêu, quy mô,… để đạt được hiệu quả như mong đợi.
Một số ví dụ tái định vị thương hiệu nổi bật
Đã có rất nhiều doanh nghiệp có bề dày lịch sử lâu đời thực hiện chiến dịch tái định vị thương hiệu và mang lại thành công vượt bậc. Đó chính là những bài học lớn giúp các doanh nghiệp học hỏi và tìm cho mình một lối đi riêng.
1. Tập đoàn viễn thông Viettel
Năm 2021, tập đoàn Công nghệ và Viễn thông Quân đội Viettel đã công bố tái định vị thương hiệu. Thực tế, đây là lần thứ 2 thương hiệu viễn thông này tái định vị của mình. Trong lần gần đây nhất, Viettel đã công bố hướng phát triển mới và thay đổi về sứ mệnh..
Sự thay đổi dễ thấy nhất qua logo của Viettel các thời kỳ.
Dễ quan sát nhất là màu sắc logo của Viettel chuyển thành màu đỏ, dẫn đến sự thay đổi thiết kế của toàn bộ các cửa hàng Viettel trên cả nước. Tiếp đến, câu slogan “Theo cách của bạn” đã thay thế huyền thoại “Hãy nói theo cách của bạn” để ám chỉ tầm nhìn mới đã được thay đổi.
Với lần tái định vị này, Viettel chuyển mình thành nhà cung cấp dịch vụ số, tiên phong trong kiến tạo xã hội số và thân thiện, năng động hướng đến nhóm khách hàng trẻ tuổi trong đã lĩnh vực hơn. Điều này cho thấy cùng với cơn bão công nghệ thông tin, Viettel đã có sự điều chỉnh vô cùng phù hợp trong toàn bộ chiến lược, bộ máy vận hành, dịch vụ, sản phẩm và khách hàng mục tiêu.
2. Thương hiệu Biti’s
Nhiều bạn trẻ đam mê âm nhạc và phong cách hiện đại không thể không biết được sự “bùng nổ” trở lại của thương hiệu giày dép Việt vào thời điểm những năm 2017 – 2018. Chiến dịch tái định vị thương hiệu của Biti’s bao gồm tung ra bộ nhận diện thương hiệu mới và định hướng thương hiệu đến đối tượng khách hàng là giới trẻ, người yêu thích sự năng động.
Một trong những chiến dịch truyền thông thuộc chuỗi chiến dịch tái định vị của Biti’s
Bên cạnh những thay đổi về hình ảnh cũng như tái định vị nhận thức của khách hàng với thương hiệu, chiến dịch mời các ca sĩ nổi tiếng như Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn làm đại sứ. Biti’s đã tung ra dòng sản phẩm mới kết hợp marketing trong các MV âm nhạc triệu view, đánh vào đối tượng khách hàng mục tiêu đã tạo ra sự “bùng nổ” và đánh dấu sự quay trở lại của một thương hiệu Việt.
Nhờ vậy, mà giờ đây trong nhận thức của người tiêu dùng, Biti’s không còn là thương hiệu giày dép được “Các bậc phụ huynh chọn mua” mà là “Tôi muốn sở hữu” của giới trẻ.
3. Ngân hàng quân đội MB Bank
Chiến dịch tái định vị thương hiệu của MB Bank cũng là một chiến dịch xứng đáng để nhắc tới trong ví dụ về tái định vị thương hiệu thành công. Mục đích của MB Bank là chuyển mình từ một thương hiệu “Vững vàng tin cậy” sang “Ngân hàng số toàn diện, hiện đại” nhắm vào giới trẻ, thế hệ chủ nhân của tương lai.
Tên thương hiệu MB cũng được biến đổi với font chữ mới mạnh mẽ và màu sắc cũng bắt mắt hơn so với mẫu cũ. Qua logo mới, MB Bank mong muốn tạo sự gắn kết gần gũi hơn với khách hàng, đồng thời giữ lại những giá trị vững bền vốn có xưa nay. Mặc dù logo mới của MB Bank gặp phải nhiều ý kiến trái chiều, được giới chuyên môn đánh giá là chưa xứng tầm với vị thế của mình.
Tuy nhiên, “Tái định vị thương hiệu không phải chỉ là thay đổi Logo” Tái định vị thương hiệu là cả một chiến lược tổng thể, là bước chuyển mình của doanh nghiệp với rất nhiều sự thay đổi để phù hợp cho định vị mới. (Logo chỉ là một phần nhỏ trong đó)
Kết luận
Tái định vị thương hiệu không phải câu chuyện đơn giản với một vài thay đổi và mục tiêu mới. Có những doanh nghiệp đã phải mất nhiều năm với vô số khoản tiền đổ vào nghiên cứu để đảm bảo một chiến lược tái định vị hiệu quả. Do đó, hãy dành thời gian để nghiên cứu thị trường, những yếu tố quan trọng để làm một chiếc lược tái định vị phù hợp,
Hy vọng những thông tin bổ ích về tái định vị thương hiệu mà In Hồng Đăng cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới. Nếu có nhu cầu thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu, hình ảnh trong chiến dịch tái định vị thương hiệu, sản phẩm – hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ!