Thương hiệu (Brand) là gì? Loại hình thương hiệu phổ biến nhất hiện nay
Danh mục bài viết
Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài từ lâu đã ý thức được vai trò vô cùng quan trọng của thương hiệu, đã tập trung đầu tư, quảng bá thương hiệu và đã gặt hái được những thành công to lớn thì chỉ khoảng 10 năm trở lại đây, sau hàng loạt vụ nhãn hiệu Việt Nam bị xâm phạm, các doanh nghiệp Việt mới giật mình nhận ra một vấn đề cũng quan trọng không kém chất lượng, đó là phải bảo vệ thương hiệu
Khái niệm về Thương hiệu – Brand
"Thương hiệu chính là cái hiệu được thương"
“Hiệu” là những yếu tố vật chất có thể nhận biết bằng giác quan: qua hình ánh - thị giác, qua âm thanh - thính giác, qua mùi - khứu giác, qua vị - vị giác, qua cảm giác của da - xúc giác. Nói cách khác, “hiệu” là các dấu chỉ bề ngoài của một sự vật, “thương” là sự chia sẻ, sự trao đổi, mối thiện cảm hay là những cảm xúc bên trong gợi ra khi người ta bắt gặp dấu hiệu nhận biết sự vật. Như vậy, xây dựng thương hiệu sẽ bao gồm hai hoạt động: Xây dựng hệ thống dấu hiệu nhận diện; Truyền thông để những dấu hiệu này được xã hội thương yêu. Đây chỉ là một cách giải thích vui, còn xét theo khía cạnh pháp luật, thương hiệu được hiểu như sau:
Những thương hiệu hàng đầu Việt Nam
"Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) hoặc hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh… hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Trước hết nó là hình tượng về hàng hóa (sản phẩm) hoặc doanh nghiệp. Tuy vậy nếu chỉ là hình tượng với cái tên, biểu trưng thôi thì chưa đủ; đằng sau nó cần phải là chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng, những hiệu quả và tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do hàng hóa và dịch vụ mà nó mang lại…thì thương hiệu đó mới đi sâu vào tâm trí khách hàng."
“Thương hiệu là một cái tên, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng hoặc bất kỳ tính năng nào khác xác định hàng hóa, dịch vụ của người bán này khác biệt so với hàng hóa, dịch vụ của người bán khác” (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ).
Tỷ phú Jeff Bezos đã từng nói “Thương hiệu là tất cả những thứ mà người nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó”. Vì vậy, thương hiệu (Brand) giống như một thước đo mà khách hàng sử dụng để đưa ra những đánh giá, cảm nhận chung về doanh nghiệp hay cá nhân nào đó. Hiểu một cách đơn giản thì Brand chính là danh tiếng, tiếng tăm mà doanh nghiệp của bạn đã tạo dựng được từ việc kinh doanh.
Một sản phẩm có thể dễ dàng bị sao chép bởi một người chơi khác trong thị trường, nhưng thương hiệu thì luôn là điều có 1-0-2. Ví dụ, Coca-Cola và Pepsi có hương vị khá giống nhau nhưng có những người cảm thấy gắn kết với Coca-Cola và màu đỏ đặc trưng của thương hiệu này, số khác lại dành tình cảm cho Pepsi với màu xanh dương.
Cùng quay lại ví dụ về nước uống, sản phẩm được bán là nước lọc đóng chai, nhưng để thuyết phục mọi người mua một loại nước uống cụ thể, các công ty phát triển nhiều thương hiệu nước đóng chai khác nhau, một số cái tên có thể kể đến là Lavie, Aquafina, Dasani, Vital, Evian, San Pellegrino,…. Và mỗi thương hiệu lại gắn với một ý nghĩa và màu sắc khác nhau cho sản phẩm của mình và định vị thương hiệu ở những phân khúc khác nhau.
– Lavie – Một phần tất yếu của cuộc sống
– Aquafina – Vị ngon của sự tinh khiết
– Dasani – Thanh khiết trong từng giọt nước
– Vital – 100% nước khóa thiên nhiên
– Evian – Nước uống tinh khiết thiên nhiên từ dãy Alps Pháp
>>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt "nhãn hiệu" và "thương hiệu" những điều bạn cần biết!
Xây dựng thương hiệu hay còn gọi là Branding là một quá trình lâu dài bao gồm các công việc như tạo lập nhận thức, hệ thống chiến dịch, chiến thuật,… hướng đến mục tiêu cuối cùng là định vị một thương hiệu đậm chất riêng, tạo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường.
Việc tạo dựng thương hiệu luôn cần nhiều thời gian và tiền bạc và có kế hoạch rõ ràng, được thực hiện bởi đội ngũ chuyên môn về marketing, phân tích thị trường. Bên cạnh đó, mạng lưới kênh truyền thông tiếp thị (bao gồm cả marketing truyền thống và digital marketing cũng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng branding cho doanh nghiệp, cá nhân hay sản phẩm/dịch vụ.
Thương hiệu quan trọng như thế nào trong sự phát triển của doanh nghiệp?
Việc chú trọng vào xây dựng branding đem đến 4 lợi ích sau đây:
1. Làm nên sự khác biệt cho doanh nghiệp
Trên hết, việc tạo dựng thương hiệu sẽ khiến cho doanh nghiệp của bạn trở nên đặc biệt. Điển hình nhất cho việc tạo dựng chất riêng cho doanh nghiệp là khi người tiêu dùng đang đứng trước vô vàn sản phẩm để lựa chọn thì họ sẽ quyết định chọn mua sản phẩm của bạn thay vì các sản phẩm khác. Điều này chứng tỏ, yếu tố thương hiệu đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của bạn, nó có thể gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.
Chính yếu tố thương hiệu đã làm cho doanh nghiệp hay sản phẩm/dịch vụ của bạn trở nên khác biệt so với các đơn vị khác.
2. Thương hiệu góp phần nâng cao giá trị sản phẩm
Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng vì sao những món đồ hiệu đắt đỏ như Hermes, Chanel… vẫn luôn là niềm ao ước của mọi tầng lớp? Tại sao các sản phẩm công nghệ của Apple luôn được yêu thích và tin tưởng?
Chắc chắn, chất lượng của những sản phẩm cao cấp này thì không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, yếu tố thương hiệu cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao giá trị sản phẩm. Một doanh nghiệp thành công khi biết tận dụng chất riêng của mình để đem lại lợi nhuận.
3. Tạo sự liên kết giữa thương hiệu và khách hàng
Thương hiệu còn tạo nên một mối liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng. Và mối liên kết này có thể khiến họ trở thành khách hàng tiềm năng hoặc chính thức của doanh nghiệp.
Ví dụ: Chắc hẳn không ai là chưa từng nghe đến thương hiệu Apple, tuy nhiên không phải ai dùng smartphone cũng sở hữu một chiếc điện thoại IPhone. Và có thể, khi họ được nghe đến thương hiệu này quá nhiều, sự tò mò sẽ thúc đẩy họ sẽ lựa chọn IPhone để tự mình trải nghiệm.
4. Thương hiệu uy tín giúp tạo niềm tin với khách hàng
Để có được niềm tin của khách hàng, doanh nghiệp sẽ phải gây dựng trong một thời gian dài và xây dựng thương hiệu là yếu tố góp phần không nhỏ trong việc tạo uy tín với khách hàng.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, 2 doanh nghiệp cùng cung cấp một dòng sản phẩm tương xứng về cả chất lượng lẫn giá thành, nhưng doanh nghiệp nào có thương hiệu uy tín, danh tiếng hơn thì chắc chắn sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn. Điều đó chứng tỏ, yếu tố thương hiệu ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của doanh nghiệp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bạn đã biết ý nghĩa logo của những thương hiệu nổi tiếng Thế Giới? (Phần 1)
Các loại thương hiệu phổ biến
Nếu để phân loại thương hiệu, có thể chia thành 2 loại chính như sau:
1. Thương hiệu doanh nghiệp:
- Công ty Unilever (tập đoàn đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng)
- Tập đoàn Viettel (số 1 về viễn thông tại Việt Nam)
- Tập đoàn Vingroup (tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam)
- Bia Sài Gòn (công ty bia lâu đời và nổi tiếng tại Việt Nam)
Trên đây là những thương hiệu đã nổi tiếng mà hầu hết mọi người đều biết. Vậy các doanh nghiệp “chưa nổi tiếng” thì có được coi là thương hiệu không? Có nhé! Chỉ có điều thương hiệu của họ có phạm vi hẹp hơn.
2. Thương hiệu sản phẩm / dịch vụ:
Công ty Unilever có các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng:
- Dầu gội Sunsilk, Clear;
- Sữa tắm Dove;
- Kem đánh răng P/s, Closeup,…
Hầu như mỗi một sản phẩm của Unilever tạo ra đã trở thành một thương hiệu riêng biệt, phát triển mạnh mẽ
Tập đoàn VinGroup thì có hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như:
- VinHomes (thương hiệu bất động sản cao cấp);
- VinMart (hệ thống chuỗi siêu thị sạch & an toàn);
- VinFast (thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam);
- VinPearl (thương hiệu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí đẳng cấp 5 sao);
- VinCom (hệ thống trung tâm thương mại);
- VinMec (hệ thống bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế);
Các thương hiệu của tập đoàn Vingroup
Công ty bia Sài Gòn có các sản phẩm nổi tiếng:
- Bia Saigon Special (còn gọi là Sài Gòn lùn);
- Bia Saigon Export (còn gọi là Sài Gòn đỏ);
- Bia 333;
Nhìn chung, một thương hiệu tốt sẽ để lại ấn tượng tốt trong suy nghĩ của mọi người. Nó giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.