Lý thuyết màu sắc, bánh xe màu sắc (color wheel) và kỹ năng phối màu trong thiết kế in ấn

Danh mục bài viết

Màu sắc là một phần không thể tách rời trong thiết kế. Bên cạnh bố cục và cách bố trí hình ảnh, thông điệp hợp lý thì màu sắc là một yếu tố không nhỏ để góp phần tạo nên sự thành công của một bản thiết kế đẹp. Màu sắc sẽ giúp bản thiết kế có điểm nhấn và làm nổi bật được chủ thể mà nhà thiết kế muốn truyền tải. Do đó, việc nắm được tầm quan trọng của việc lựa chọn màu sắc như thế nào là vô cùng cần thiết.

Vậy thì trong nội dung bài viết ngay sau đây hãy cùng In Hồng Đăng tìm hiểu những kiến thức xung quanh câu chuyện màu sắc này và các nguyên tắc phối màu trong thiết kế nhé!

 

Bánh xe màu sắc là gì?

Bánh xe màu sắc còn được gọi với tên tiếng Anh là color circle hay coulour wheel. Đây được biết đến là một bảng màu sắc được thiết kế dựa trên cấu trúc màu cầu vồng và có kiểu dáng hình tròn.

Nguồn gốc của bánh xe màu sắc

Năm 1666, Issac Newton khi nghiên cứu ánh sáng rọi qua thủy tinh ông đã tình cờ phát hiện ra ánh sáng là tổ hợp của nhiều màu chứ không hẳn là một màu trắng. Và trong cuốn sách “Opticks” của mình ông đã gộp bảng màu và mô phỏng bằng một vòng tròn màu.

 

Chính vì vậy, bảng màu này ra đời và được ông tích hợp lại thành một bánh xe màu, mô phỏng sự kết hợp của ánh sáng, phát minh này đã được ông nêu rõ trong cuốn sách “Opticks” của chính mình.

Vòng tròn màu được hình thành bởi 12 màu chủ đạo và khi bạn kết hợp 2 màu bất kỳ trong vòng tròn này với nhau sẽ tạo nên màu sắc khác. Đây chính là cơ sở hình thành của tất cả các màu còn lại.

Một trong những bánh xe màu đầu tiên

Bánh xe màu có 12 ô và mỗi ô sẽ đại diện cho một màu chính, được chia thành hình nan quạt đều nhau. Mỗi cung màu cũng có 8 cấp độ màu từ đậm tới nhạt theo thứ tự vào tâm của vòng tròn.

"Bánh xe màu hay vòng tròn màu là một cấu trúc minh họa trừu tượng của các màu sắc xung quanh một vòng tròn, nó cho thấy mối quan hệ rõ ràng nhất giữa các màu cơ bản (màu cấp 1), màu cấp 2 và màu cấp 3."

Có thể bạn quan tâm: Sự khách biệt của hệ màu RGB và CMYK trong thiết kế và In ấn

Cách đọc bảng màu trên bánh xe màu sắc cơ bản

Màu cơ bản (màu cấp 1): Sẽ bao gồm màu đỏ, xanh dương và vàng. Đây được xem là 3 màu cơ bản nhất, từ 3 màu này mọi người có thể pha và tạo ra những màu cấp độ 2, 3.

Màu cấp 2: Bao gồm xanh lá, cam và tím. Trong đó, màu cam sẽ pha trộn giữa vàng và đỏ, xanh dương và vàng tạo ra xanh lá, còn màu tím tạo nên từ đỏ và xanh dương.

Màu cấp độ 3: Tất cả những màu còn lại Cam vàng, Cam đỏ, Tím đỏ, Tím lam, Lục vàng và Lục lam.

Trong đó, những màu căn bản thường là những màu “dữ đội” nhất, bởi vì từ chúng có thể pha ra được những màu cấp độ 2 và 3 có màu sắc nhẹ nhàng hơn.

Tiếp đến, những màu này sẽ trở nên đậm và nhạt hơn cho đến khi đen và trăng được chung vào bảng pha màu. Chính vì vậy, quy tắc pha màu sắc giữa các cấp độ 1, 2, 3 chình là tiền đề để mọi người kết hợp tạo nên một bảng bánh xe màu sắc.

Có thể bạn quan tâm: Xu hướng thiết kế đồ họa năm 2023 có gì đặc biệt

Cách sử dụng bánh xe màu sắc trong thiết kế in ấn

1. Phối màu đơn sắc - Monochromatic

Đây là màu chỉ dùng 1 tông màu tương ứng với nhiều sắc độ khác nhau trên bảng màu, hoặc mọi người có thể phối cùng với những màu trung tính như trắng, đen và xám. Với cách phối đồ này sẽ giúp bạn trông nổi bật và thanh lịch hơn, nhưng không mất đi phong cách và cá tính của mỗi người.

Có thể thấy rằng, đây được xem là một trong những cách phối màu theo nguyên tắc vòng tròn với những gam màu đơn giản, nhưng hiệu quả mà chúng mang đến lại cực kỳ cao.

2. Phối màu tương phản hay còn gọi là màu bổ túc trực tiếp

Màu tương phản hay còn gọi là màu bổ túc trực tiếp được kết hợp 2 màu ở vị trí đối lập trong bánh xe màu sắc. Đây là cách phối màu đẹp, độc đáo và bắt mắt. Bởi vì khi kết hợp với nhau, màu này sẽ làm nổi bật cho màu kia và ngược lại, tạo nên sức hút thị giác mạnh mẽ và ấn tượng.

Với sự kết hợp này sẽ giúp bạn dễ dàng tạo được điểm nhấn trong trong thiết kế bởi vì những màu sắc đa phần đều là màu nổi. Chính vì vậy, nếu mọi người thích phong cách thời trang cá tính, nổi bật thì có thể tham khảo cách phối màu này.

Ví dụ cho cách phối màu tương phản là: 

  • Đỏ - xanh lá cây

  • Cam - xanh nước biển

  • Vàng - tím

Tính hiệu quả của những màu đối lập nhau thường được đánh giá dựa trên những yếu tố sau:

  • Tương phản sắc chính là sự tương phản giữa màu đang được so sánh với chính bản thân màu mang đi so sánh.
  • Tương phản giữa những màu nóng và màu lạnh.
  • Tương phản về lượng khi một mảng màu to được đặt cạnh một mảng màu rất nhỏ.

Tuy nhiên, khi lựa chọn phối màu đối xứng, mọi người cần phải chú ý chọn cho mình một gam màu chủ đạo rồi mới tìm những màu đối xứng với nó để làm phụ. Đồng thời, bạn cũng nên nhớ không nên dùng những màu có sắc độ quá nhạt, bởi những màu này sẽ dễ làm mất đi tính tương phản ở các cặp màu với nhau.

3. Phối màu tương đồng - Analogous

Phối màu tương đồng là kết hợp 3 màu nằm liền kề nhau trên bánh xe màu sắc. Vì nằm cạnh nhau nên sắc độ của 3 màu này cũng gần nhau, cùng nóng hoặc cùng lạnh,

Hay là những màu được pha từ một màu cấp độ 1. Cụ thể như xanh dương, tím than và tím, chúng đều có xuất phát điểm từ màu vàng hay xanh, xanh lá cây, xanh lá mạ đều có cùng tông màu vàng.

Cũng tương tự như màu đối xứng, mọi người cũng cần chọn cho mình một màu chủ đạo để tìm ra các màu tương đồng phù hợp. Màu này sẽ dùng nhiều và các màu khác sẽ bổ trợ và tương tác với màu chính.

4. Phối màu bổ túc bộ ba - Triadic

Phối màu bộ ba là cách phối màu bằng cách chọn ra 3 màu nằm ở vị trí tam giác đều. Đây được cho là một trong những cách phối màu cân bằng, an toàn và hài hòa nhất. Ví dụ như cam – tím – xanh lá, đỏ – vàng – xanh,…

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này chính là khó tạo điểm nhấn trong một thiết kế bởi tính cân bằng của nó.

5. Cách phối màu bộ bốnRectangular Tetradic

Phương pháp phối màu bổ túc bộ bốn cũng là phương pháp phức tạp nhất, được hình thành bởi 2 cặp màu bổ túc (nằm đối xứng nhau trên bánh xe màu sắc) và sẽ tạo nên một hình chữ nhật trên vòng tròn màu.

 

Cách phối màu này sẽ tạo nên sự trẻ trung và hiện đại khi sử dụng các cặp màu nóng lạnh nằm ở các vị trí cân bằng nhau trên bánh xe màu sắc cũng như tạo sự cân bằng trong thiết kế của bạn.

6. Phối màu bổ sung xen kẽ - Split – Complementary 

Cách phối màu thường tạo được ấn tượng khá lớn đến người xem bởi các cặp màu độc đáo và đa dạng

Phối màu bổ túc xen kẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn tác phẩm của mình trở nên cuốn hút và ấn tượng với người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên. Kỹ thuật phối màu này sử dụng 3 màu ở 3 góc khác nhau trên vòng tròn màu tạo nên 1 đường chéo cân. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm 1 màu thứ tư với yêu cầu là màu này phải đối xứng với 1 trong 2 màu tạo nên đáy 2 của 2 đường chéo nhau.

Có thể nói phối phương pháp phối màu bổ túc xen kẽ chính là phiên bản nâng cấp khắc phục nhược điểm của cách phối màu bộ ba bởi khả năng tạo điểm nhấn của nó.

Một trong những mẹo nhỏ để giúp mọi người phối màu theo cách này chính là cần chú ý đến sự cân bằng giữa hai ham màu nóng (đỏ, cam, vàng) và màu lạnh (xanh, tím) sao cho hợp lý.

Tại sạo bạn nên thiết kế theo bánh xe màu?

Nguyên tắc bánh xe màu sắc được xem là quy tắc quan trọng để tạo nên một tổng thể hài hòa được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ thiết kế thời trang, thẩm mỹ, làm đẹp cho đến trang trí nội thất nhà cửa…

Bởi vì cách phối màu sắc không đơn thuần là màu nào cũng có thể hợp với màu nào, đây được xem là môn nghệ thuật cần phải có sự nghiên cứu cẩn thận, khéo léo để tổng thể không bị sắc sỡ hay quá nhạt nhòa.

Chính vì vậy, khi kết hợp được những màu sắc phù hợp với nhau sẽ giúp sản phẩm của bạn trở nên thu hút và ấn tượng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về bánh xe màu sắc là gì cũng như cách sử dụng chúng. Thấu hiểu về kỹ thuật phối màu theo bánh xe màu sắc trong thiết kế chính là nền tảng vững chắc giúp bạn có được ấn tượng về một thiết kế chuyên nghiệp và sáng tạoHy vọng những kiến thức ở trên sẽ hỗ trợ bạn thiết kế cũng như cách ứng dụng phối màu trong đời sống dễ dàng, đạt được độ thẩm mỹ cao. 

 



IN HỒNG ĐĂNG CAM KẾT

Đem đến cho khách hàng những sản phẩm in ấn chất lượng cao đáp ứng thời gian nhanh nhất với giá in luôn hợp lý và ổn định. Chúng tôi gây dựng uy tín và tạo dựng niềm tin cho khách hàng từ chính chất lượng và dịch vụ tối ưu, có những chính sách tốt nhất dành cho khách hàng thân thiết. Liên hệ ngay với chúng tôi

  • Trụ sở tại Hà Nội:

    SH37 Tầng 4 CT1A - Iris Garden 30 Trần Hữu Dực - Cầu Diễn - N.Từ Liêm - Hà Nội
  • Đặt hàng nhanh: 0983 837 989

Báo giá nhanh trong 30'

Đính kèm file
zalo
Trò chuyện qua zalo
Tải hồ sơ năng lực
Yêu cầu tư vấn
Yêu cầu tư vấn